Nguồn gốc và phân loại trà phổ nhĩ
Trà phổ nhĩ hay pu-erh tea là một loại trà đen được lên men theo phương pháp truyền thống của người dân tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Một số tài liệu ghi chép lại thì thực chất phương pháp ủ trà Phổ Nhĩ xuất phát từ các dân tộc thiểu số sống ở miền nam Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam, như người Thái, Tày, Dao, Nùng và được gọi là trà ống lam.
Trà phổ nhĩ được làm từ lá của cây trà Shan tuyết cổ thụ theo phương pháp đóng thành những bánh trà nén và cho lên men tự nhiên.
Quá trình lên men trà có thể kéo dài cả trăm năm và nhờ vào đó giúp cho các vi sinh vật có lợi phát triển nhờ vào nguồn tinh bột dồi dào từ lá trà Shan chất lượng. Trà phổ nhĩ càng để lâu thì chất lượng và giá thành càng cao.
Khi thưởng thức trà phổ nhĩ có mùi thơm đặc trưng với nước trà đỏ đậm kèm mùi thơm và mùi mốc nhẹ do quá trình lên men tự nhiên của trà tạo nên. Cũng nhờ quá trình lên men này mà vị trà được nâng cao vị chát dần ngọt hơn, vị gắt dần dịu hơn.
Phân loại trà phổ nhĩ
Trà phổ nhĩ được phân làm 2 loại: phổ nhĩ sống và phổ nhĩ chín
Phổ nhĩ sống: Được làm theo phương pháp cổ truyền lâu đời trải qua các công đoạn: hái – xào – phơi dưới nắng – đóng bánh – lưu trữ. Do không có quá trình sấy mà chỉ làm khô bằng ánh nắng mặt trời tự nhiên nên các enzym trong trà không bị tiêu diệt hết mà sẽ tham gia hoàn toàn vào quá trình lên men lưu trữ kéo dài hơn 100 năm. Nhờ lên men kéo dài mà phổ nhĩ sống sẽ có hương vị độc đáo và biến đổi theo thời gian.
Phổ nhĩ chín: Xuất hiện từ năm 1974 và được làm theo phương pháp lên men cưỡng bức nhờ can thiệp kỹ thuật khoa học hiện đại tại các nhà máy. Nhờ phương pháp này mà thời gian lưu trữ và lên men trà rút ngắn còn vài tháng. Quá trình lên men ngắn sẽ kéo theo hương vị trà ít mốc hơn và phù hợp với người mới thưởng trà.
Cách bảo quản trà phổ nhĩ
Trà phổ nhĩ lên men tự nhiên nên càng để lâu thì trà sẽ càng ngon và mang lại hương vị độc đáo hơn vì vậy cần bảo quản đúng cách để hương vị trà được lưu trữ tốt.
- Nếu dùng liền: bạn tách nhỏ trà ra thành từng miếng nhỏ, để trong một túi giấy mở.
- Để một thời gian rồi uống: cũng tháo rời trà ra nhưng bỏ trong hộp các tông hay hũ đất không tráng men.
- Lưu trữ lâu dài: Đựng trong hộp kín hoặc có thể hút chân không hoàn toàn.
Khi lưu trữ nên để trà ở nơi tối và mát mẻ. Nếu trong thời gian lưu trữ trà có mùi hôi, hoặc có nấm mốc mọc trên đó, bạn nên vứt bỏ. Còn nếu trà có mùi mốc hay mùi lạ, các bạn có thể phơi mát vài ngày mùi sẽ tự biến mất.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.